Tiếng Việt
Chọn ngôn ngữ
Tiếng Việt
English
Dựa trên câu chuyện có thật về PicoDragon, vệ tinh made-in-Vietnam đầu tiên hoạt động ngoài vũ trụ
Nội dung sách tập trung vào những vấn đề chính: Giới thiệu chung về lâm nghiệp; Trồng và chăm sóc rừng; Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững; Giới thiệu chung về thuỷ sản; Môi trường nuôi thuỷ sản; Công nghệ giống thuỷ sản; Công nghệ thức ăn thuỷ sản; Công nghệ nuôi thuỷ sản; Phòng, trị bệnh thuỷ sản; Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản.
Nhằm khuyến khích toàn dân nâng cao nhận thức và đưa mục tiêu phát triển chuyển đổi số vào cuộc sống, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, được sự đồng thuận của tác giả David L Rodgers, Trường Doanh nhân PACE đã phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức xuất bản cuốn sách “Tóm lược Chuyển đổi số - Chiến lược & Lộ trình” nhằm cung cấp một phiên bản tinh gọn từ 02 cuốn sách giá trị trên, phù hợp cho cả hai đối tượng độc giả: những người quan tâm đến chuyển đổi số ở tầm chiến lược và những người thực thi chuyển đổi số.
"Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách "Ai cũng dùng AI" của Viện Dầu khí Việt Nam. Đây là một cuốn sách cung cấp giá trị kiến thức và nguồn cảm hứng cho những ai muốn tiến xa hơn trong thế giới số.
Mục tiêu của nhóm tác giả khi viết cuốn sách này không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là khơi dậy niềm đam mê sáng tạo. Chúng tôi muốn quý vị, những nhà nghiên cứu, những người làm việc trong ngành dầu khí, sẽ thấy được tiềm năng to lớn của công nghệ số trong việc cải thiện công việc của mình.
Đặc biệt, cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ AI, Power BI Service và AutoML - những công nghệ đang thay đổi cách chúng ta làm việc, học hỏi và tạo ra giá trị. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ số trong ngành dầu khí. Trong suốt hơn 60 năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã cung cấp nguồn năng lượng cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển không chỉ về kinh tế mà còn đối với nhiều lĩnh vực khác. Những người làm việc trong ngành Dầu khí đã cống hiến, đã chịu trách nhiệm với sứ mệnh lớn lao này. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn có thêm một người đồng hành không biết mệt mỏi, luôn sẵn sàng hỗ trợ, có khả năng học hỏi nhanh chóng và giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đó chính là AI, công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Đến với "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí", bạn sẽ thấy rõ hơn về sức mạnh của Power BI Service và AutoML - những công cụ giúp bạn nhanh chóng tổ chức, biểu diễn và chia sẻ dữ liệu cũng như sản phẩm của mình. Đây là những công cụ tiện lợi, như một bước đệm để bạn tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI vào công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Công nghệ AI không còn xa lạ nữa khi chúng ta có ChatGPT và những công cụ AI khác dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, giúp bạn tạo ra các tri thức mới, đồng thời hỗ trợ cho phương pháp làm việc truyền thống trong ngành dầu khí. Điều thú vị nhất là, đây chỉ mới là khởi đầu. "Ai cũng dùng AI" sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những công cụ và kiến thức cao cấp hơn thông qua ngôn ngữ lập trình Python, cùng với sự áp dụng của các mô hình vật lý - địa chất từ các chuyên gia của Viện Dầu khí Việt Nam.
Với cuốn sách này, Viện Dầu khí Việt Nam mong muốn bạn không chỉ học hỏi kiến thức mới mà còn tìm thấy niềm đam mê, sức mạnh sáng tạo từ bên trong, để cùng chúng tôi khám phá và tạo ra những giá trị mới cho ngành dầu khí và đất nước. Với AI, tất cả các cán bộ làm việc trong ngành dầu khí, từ thượng nguồn tới hạ nguồn, từ kỹ thuật tới kinh tế, quản lý, đều có thể tận dụng những công cụ mới mạnh mẽ này để tối ưu hóa công việc, tạo ra các giải pháp mới và tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng cho đất nước.
Chúng ta đang ở trên con đường mới mà AI sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn, xa hơn. "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" chính là bước khởi đầu, là cầu nối giữa con người, dầu khí và thế giới của AI. Với sự hỗ trợ của AI, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục sứ mệnh cao cả, đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước
Tư pháp quốc tế (TPQT) là một môn học bắt buộc 3 tín chỉ trong chương trình cử nhân Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. Trong các chương trình cử nhân luật ở các trường Đại học của Việt Nam, đây cũng là môn học bắt buộc.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa làm cho thế giới ngày càng “phẳng” hơn, các quan hệ quốc tế ngày nay trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cộng với nỗ lực của các quốc gia trong việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các quan hệ quốc tế đã làm cho sự dịch chuyển của thể nhân, của hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, TPQT với tư cách là một ngành luật nghiên cứu các quan hệ tư quốc tế đã có những thay đổi lớn, với một loạt các lý thuyết mới, cách tiếp cận mới về lựa chọn pháp luật áp dụng, lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và công nhận, cho thi hành quyết định dân sự nước ngoài, không chỉ ở các nước Civil Law, đặc biệt là châu Âu vốn được biết đến là khu vực mà ở đó TPQT phát triển rất mạnh mẽ, mà cả ở các nước thuộc hệ thống Common Law. Có thể kể tới: nguyên tắc về mối quan hệ gắn bó nhất, nguyên tắc gương soi (mirror principle), forum non conveniens, forum necessitatis, forum shopping, proper law…, Điều này đòi hỏi khoa học pháp lý về TPQT Việt Nam phải bắt kịp xu thế vận động đó.
Chính sự phát triển nhanh chóng về số lượng và đa dạng về thể loại của các quan hệ tư quốc tế đã đòi hỏi TPQT, với tư cách là một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ tư quốc tế, phải có những thay đổi để bắt kịp với các xu thế vận động đó. Kể từ khi Hiến pháp mới được thông qua năm 2013, một loạt các văn bản pháp luật của Việt Nam đã được sửa đổi, đặc biệt là các văn bản luật điều chỉnh các QHDS, kinh doanh, lao động và thương mại. Nếu như hoạt động lập pháp năm 2014 được đánh dấu bằng sự ra đời của ba đạo luật quan trọng là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Hôn nhân và Gia đình, thì năm 2015 lại là một dấu mốc đặc biệt đối với TPQT Việt Nam với việc Quốc hội đã thông qua Bộ luật hàng hải, Bộ luật dân sự (BLDS) và Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS). Hoạt động lập pháp liên quan đến TPQT còn được tiếp tục trong năm 2016 với việc thông qua Luật Điều ước quốc tế và tất nhiên sẽ còn được tiếp diễn với việc xây dựng mới hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật khác, cũng như ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ tư quốc tế. Chính sự ra đời của các văn bản mới này khiến cho TPQT với tư cách là một ngành luật nghiên cứu các quan hệ tư quốc tế cần phải được cập nhật.
Thấy được sự cần thiết đó, Hội đồng Khoa học của Trường Đại học Ngoại thương đã giao nhiệm vụ cho Nhóm biên soạn Giáo trình Tư pháp quốc tế với ý nghĩa là tài liệu học tập và nghiên cứu chính thức của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế. Giáo trình Tư pháp quốc tế cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các chuyên ngành khác của Trường để học môn Pháp luật đại cương.
TPQT chịu nhiều ảnh hưởng của các quan điểm học thuật và nhiều giải pháp của luật mang tính trừu tượng, hàn lâm, nên việc tìm hiểu và áp dụng các quy định đôi khi rất khó khăn và khó định lượng kết quả. Để khắc phục tình trạng này, Giáo trình được thiết kế nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cụ thể, giúp cho sinh viên chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương tích lũy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Tên của các chương vẫn được đặt theo cách truyền thống để đảm bảo tính hàn lâm cần thiết của một giáo trình đại học, nhưng các chủ đề lớn trong từng chương sẽ được trình bày theo hướng thực tiễn hơn. Cuối mỗi chương sẽ có một danh mục tài liệu cũng như các câu hỏi và bài tập thực hành.
Với thời lượng 3 tín chỉ, nội dung của Giáo trình được đề cập trong hai Phần. Phần thứ nhất nghiên cứu các vấn đề chung của TPQT, với 4 Chương: Khái quát chung về TPQT (Chương 1), Xung đột pháp luật (Chương 2), Xung đột thẩm quyền xét xử (Chương 3) và Công nhận và cho thi hành quyết định dân sự nước ngoài (Chương 4). Phần thứ hai đề cập đến một số quan hệ cụ thể trong TPQT, như: Hôn nhân và gia đình (Chương 5), Thừa kế (Chương 6), Tài sản (Chương 7), Hợp đồng (Chương 8), Lao động (Chương 9), Nghĩa vụ ngoài hợp đồng (Chương 10), Đầu tư (Chương 11) và Phá sản (Chương 12).
Với cách tiếp cận như vậy, nhóm tác giả hy vọng Giáo trình sẽ không chỉ có ích cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành luật, việc giảng dạy của giáo viên, mà còn có thể phục vụ cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về ngành luật rất đặc biệt này.
Giáo trình Tư pháp quốc tế do tập thể các tác giả sau đây biên soạn:
- TS Ngô Quốc Chiến, chủ biên, biên soạn Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4; Chương 6, Chương 8, Chương 11;
- ThS Lý Vân Anh biên soạn Chương 7 và Chương 10;
- ThS Đỗ Viết Anh Thái biên soạn Chương 12;
- ThS Đinh Thị Tâm biên soạn Chương 5.
- ThS Nguyễn Hoàng Mỹ Linh biên soạn Chương 9.